Hoạt Động Hội

Trương Thị Dân Nhi (2003)

Dị tật lộ bàng quang

Dân Nhi sinh ra bàng quang nằm ngoài cơ thể (trên bụng). Bác sĩ Khỏuy giải phẫu đặt lại các bộ phận trong cơ thể của cháu đồng thời dùng màng ruột đặt làm cho cháu một bàng quang nhân tạo trong bụng cháu nên cháu cần dùng catheter để tháo (drain) nước tiểu trong bụng ra, và bác sĩ cấu tạo cho cháu một bộ phận phụ nữ.

Phạm Trần Thiên An (2007)

Thiên An đến Toronto ngày 20 tháng 3 năm 2007. Cháu sinh thiếu tháng nên được để trong lồng kính, nhưng vì nhân viên y tế bất cẩn nên màng mắt của cháu bị cháy. Cháu được xét nghiệm hai lần, tiếc là võng mạc cháu đã hư hại quá nặng, cơ may lành lặn rất ít và xác suất tổn thương quá cao nên bác sĩ tại Bệnh Viện Nhi Đồng đã cho về lại VN với hy vọng các tế bào võng mạc sẽ phát sinh thêm sau này, tuy nhiên cháu đã được Herbie Fund tài trợ gởi đi huấn luyện 6 tháng tại Canadian National Institute for the Blind ở Toronto để cháu quen với nếp sống và môi trường mới khi cháu trở lại Viet Nam.

Nguyễn Ngọc Yến Nhi (2008)

Bệnh tim bẩm sinh nặng

Yến Nhi đến Toronto đầu năm 2008 lúc 8 tuổi, bị một chứng bệnh tim bẩm sinh nặng (Fallot's Syndrom, hay Tetralogy of Fallot / tứ chứng Fallot). Cháu được giải phẫu thành công tại bệnh viện nhi đồng Toronto ngày 28 tháng 2 năm 2008, và đã trở về lại Việt Nam ngày 8 tháng 6 năm 2008.

Võ Bình An (2011)

Bệnh Phình Đại tràng bẩm sinh

Cháu Võ Bình An sinh ngày 16 tháng 7 năm 1997 (khi đến Canada điều trị, ngày 19 tháng 2, 2011 cháu được 14 tuổi), con một gia đình nghèo tại thành phố Huế. Cháu đã phải trải qua 13 lần giải phẫu tại Việt Nam.

Từ lúc mới sinh, cháu mắc phải chứng bệnh Phình Đại Tràng Bẩm Sinh (Hirschsprung's disease). Đây là một bệnh dị tật bẩm sinh của đường ruột, làm cho ruột già không hoạt động bình thường được, bắt buột phải được sửa chữa bằng giải phẫu khi còn bé. Gia đình cháu quá nghèo không kham nỗi các chi phí y khoa ngày càng chồng chất. Do các hạn chế về thể lực vì bệnh tật, phải giải phẫu nhiều lần và đặc biệt sau này do tình trạng bị thông thương giữa đường tiểu tiện và đường đại tiện, tình tràng vệ sinh rất kém, nhiễm trùng thường xuyên nên cháu ngày càng bị xa lánh, ngăn cách với các bạn bè tại trường học. Các bác sĩ tại Việt Nam đã nhiều lần giải phẫu nhằm cố gắng cải thiện tình trạng bệnh nhưng không thành công, nên cháu được giới thiệu đến Bệnh Viện Nhi Đồng Toronto, qua sự bảo trợ của tổ chức Herbie Fund và Hội Bảo Trợ Việt Nhi Dị Tật. Các chuyên gia giải phẫu về nệ khoa (Dr. Walid Farhat) và giải phẫu tổng quát (Dr. Jack Langer) của Bệnh Viện Nhi Đồng Toronto đã phối hợp thực hiện thành công cuộc mỗ kéo dài 9 tiếng đồng hồ. Mặc dù cuộc giải phẫu thành công nhưng sau đó do một vài biến chứng, cháu phải trải qua thêm 3 lần giải phẫu nữa, và cuối cùng cháu được xuất viện sau 3 tháng 14 ngày nằm bệnh viện. Cháu được theo dõi thêm một thời gian cho đến lần tái khám cuối cùng vào ngày 13 tháng 5, 2011. Mẹ cháu và cháu đã ở lại để tham dự Ngày Herbie 27 tháng 5 năm 2011 để tỏ lòng tri ân đến các ân nhâ. Tính tình vui vẻ dễ mến, cháu đã thu phục được cảm tình của mọi người, từ bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, đến các nhân viên của Herbie Fund, hội viên HBTVNDT và ngay cả phóng viên Martineau của đài truyền hình City TV Toronto! Hai mẹ con cháu đã trở về lại Việt Nam vào giữa tháng 6, 2011.

Đặng Hồng Phúc (2013)

Bệnh không xương sống mũi bẩm sinh

Hong Trước khi giải phẩu chỉnh hình mũi, theo đề nghị của bác sĩ chuyên khoa và với sự chấp thuận hỗ trợ của Cơ Quan Từ Thiện Herbie Fund, cháu đã được Khu Nha Khoa tại bệnh viện Nhi Đồng Toronto làm sạch răng, trám, nhổ và đặt mũ răng cho nhiều răng. Sau khi hoàn tất việc chữa răng, vào ngày 3 tháng 12, 2013 bác sĩ Forrest, trưởng khoa Phẩu Thuật Tạo Hình (Plastic Surgery) và nhóm phụ tá đã giải phẫu lấy một mảnh mô xương sọ, 1 mảnh mô xương sườn để cấu tạo cho cháu một xương sống mũi. Cuộc giải phẫu đã thành công tốt đẹp. Cháu nằm bệnh viện đến ngày 6 tháng 12, 2013 thì được xuất viện, và đã trở lại tái khám ngày 18 tháng 12, 2013. Cháu đã được hẹn tái khám lần nữa vào đầu năm 2014 nhưng vì tình trạng tốt đẹp nên cháu và mẹ cháu được phép trở về lại Việt Nam sớm.

Đặng Lê Gia Thịnh (2015)

Retinopathy of Prematurity

Gia Thinh was born with Retinopathy of Prematurity which is a potentially blinding eye disorder that primarily affects premature infants which causes of visual loss in childhood and can lead to lifelong vision impairment and blindness. Gia Thinh had a treatment done but wasn’t successful and reported that he has advanced ROP in both eyes.  Gia Thinh’s case was approved by the SickKids Foundation in 2015, Gia Thinh and his mother arrived in Toronto on October 14, 2015.  Due to the advanced severity ROP, Gia Thinh was needed to undergo 2 correctional surgeries.  The operations went as well as expected and Doctors were optimistic about the recovery of 1 eye.  Gia Thinh recovered well, he was provided with corrective lenses and returned to Vietnam in March 2016 

Vietnamese